Tiền lương là một trong những khoản chi phí chính yếu, quan trọng trong tổng chi phí giúp doanh nghiệp giảm đáng kể số tiền thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo tính hợp lý về mặt chứng từ và hạch toán kế toán, một số khoản tiền lương có thể bị loại khi quyết toán thuế. Do vậy, tự học kế toán thuế online sẽ chia sẻ những kiến thức và hướng dẫn chi tiết nhằm giúp các bạn hoàn thành tốt công việc kế toán tiền lương.
I. Đôi nét về kế toán tiền lương
- Phân loại tiền lương
Doanh nghiệp có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán cần thiết phải tiến hành phân loại theo các nhóm khác nhau.
1. Theo thời gian lao động
Thường xuyên: Là toàn bộ tiền lương trả cho những lao động thường xuyên có trong danh sách lương công ty
Lương thời vụ: Là loại tiền lương trả cho người lao động tạm thời mang tính thời vụ.
2. Theo quan hệ với quá trình sản xuất
Lương trực tiếp: là phần tiền lương trả cho Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Lương gián tiếp: là phần lương trả cho người lao động gián tiếp sản xuất, hay là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như bộ phận quản lý, hành chính, kế toán…
- Hình thức tiền lương
* Tiền lương theo thời gian, ngày, tháng, giờ.
Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo tháng cho người làm cố định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định.
Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.
Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.
* Tiền lương tính theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là tiền lương phải trả cho người lao động tính trực tiếp cho sản phẩm đã hoàn thành đúng quy cách, chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm quy định.
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho người lao động ở bộ phận vận hành máy móc hoặc vận chuyển nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp, ngoài ra còn được thưởng về chất lượng tốt, năng suất cao và tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, phạt khi bị vi phạm theo các quy định của công ty.
* Quỹ tiền lương
Là toàn bộ tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc mà doanh nghiệp đã quy định cho họ theo hợp đồng bao gồm lương chính, phụ cấp các loại.
Tiền lương chính là tiền lương phải trả bao gồm lương cơ bản nhân hệ số tiền lương cộng các khoản phụ cấp theo lương cộng tiền mức thưởng cộng tiền làm thêm giờ.
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động không làm nghiệp vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định.
*Lương làm thêm giờ :
Lương ngoài giờ = Đơn giá lương giờ x Tỉ lệ tính lương ngoài giờ
Đơn giá lương giờ = Tổng lương / 200 giờ
Tỉ lệ lương ngoài giờ làm:
- Ngoài giờ hành chính: 150%
- Ngày nghỉ (Thứ 7, chủ nhật): 200%
- Ngày lễ, tết = 300%
- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Các chứng từ cần sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thống kê khối lượng sản phẩm
- Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
- Hợp đồng giao khoán
- Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ
- Bảng lương đã phê duyệt
- Phiếu chi/ UNC trả lương
- Phiếu lương từng cá nhân
- Bảng tính thuế TNCN
- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN
- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng
- Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan
II.Hướng dẫn hạch toán kế toán tiền lương
TK 334 “Phải trả cho công nhân viên”
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ Tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
TK 334 có 2 TK cấp 2:
TK 3341 – Phải trả công nhân viên
TK 3348 – Phải trả người lao động.
TK 338 – Phải trả phải nộp khác
TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
Bên Nợ:
- Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên;
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn;
Bên Có:
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lương của công nhân viên;
- Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;
Số dư bên Có: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả cho công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
TK 338 có các TK cấp 2 như sau:
TK 3382 : Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
TK 3383 : Bảo hiểm xã hội (BHXH)
TK 3384 : Bảo hiểm y tế (BHYT)
TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Định khoản nghiệp vụ phát sinh:
- Khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ số tiền thực chi phản ánh số tiền chi tạm ứng, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan:
Nợ TK 241 : Đối với tiền lương trả cho bộ phận XDCB
Nợ TK 622 : Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 : Đối với công nhân phục vụ và quản lý tại phân xưởng.
Nợ TK 641 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận quản lý DN.
Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả.
Ghi chú: Số tiền ghi Bên Nợ của các TK trên bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phục vụ và quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN.
- Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ trích BHXH, BHYT theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT:(BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%)
Nợ TK 622 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX.
Nợ TK 627 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân phục vụ và QLPX.
Nợ TK 641 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng.
Nợ TK 642 : 22% trên tổng tiền luơng phải trả cho nhân viên bộ phận QLDN.
Nợ TK 334 : 8% BHXH + 1,5% BHYT + 1% BHTN (nếu có) trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng.(Số phải nộp của công nhân viên được trừ vào lương)
Có TK 3383 : 26% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng
Có TK 3384 : 4,5% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng
Có TK 3389 : 2% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng (nếu có)
- Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 431 (4311)
Có TK 3341
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng
Nợ TK 3341
Có TK 111, 112
- Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động)
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Khi thanh toán BHXH cho CNV
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (như tiền tạm ứng còn thừa, tiền bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, …) :
Nợ TK 334
Có TK 141 : Tiền tạm ứng
Có TK 1388 : Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác
- Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước theo quy định :
Nợ TK 334
Có TK 3335
- Khi thanh toán lương còn lại cho CNV
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá:
+ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế)
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá có thuế)
- Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389)
Có TK 111, 112
- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại DN:
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù
Nợ TK 111,112
Có TK 338 (3382,3383)
Nguồn: Tự học kế toán thuế online tổng hợp