Pages

HƯỚNG DẪN PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Tự học kế toán thuế online tổng hợp và chia sẻ đến các bạn hướng dẫn các nghiệp cụ phân bổ công cụ dụng cụ.
tu hoc ke toan thue online

Không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thời gian phân bổ cho từng loại công cụ. Việc xác định thời gian phân bổ tùy thuộc vào thời gian sử dụng thực tế của công cụ dụng cụ đó.

Tuy nhiên, theo Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002:

"06. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó."
Căn cứ nguyên tắc này bạn chỉ được phân bổ chi phí công cụ dụng cụ phù hợp với sự hao mòn thực tế trong kỳ chứ không được phân bổ toàn bộ.
Theo quy định cụ thể của chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15 và Quyết định 48 thì các bạn nên làm như sau:
CCDC xuất dùng một lần và có thời gian sử dụng dưới 1 năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường thì hạch toán vào TK 142 và được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Công cụ dụng cụ xuất dùng một lần và bản thân công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng trên 1 năm tài chính thì hạch toán vào TK 242 và được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong nhiều năm tài chính (không quá 3 năm và theo thời gian sử dụng của CCDC).
Như vậy nếu CCDC có thời gian sử dụng dài (Nếu là 12 tháng kể từ ngày xuất sử dụng) mà bạn lại phân bổ hết vào chi phí trong một kỳ 6 tháng. Trong trường hợp này cơ quan thuế có quyền xuất toán một nửa chi phí CCDC của bạn.

Một số nghiệp vụ cơ bản:

1) Mua công cụ dụng cụ

Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng.

+ Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 153, Có TK 331/111/ …

+ Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi: Nợ TK 142, Có TK 331/ 111/ …

+ Nếu CCDC có giá trị nhỏ, là vật rẻ tiền, mau hỏng thì có thể hạch toán thẳng vào chi phí và không cần phải nhập - xuất kho.Khi đó kế toán ghi: Nợ 627/641/642, Có 331/111/…Việc này đơn vị cần ban hành quy định về quản lý CCDC. Thí dụ, nếu CCDC có giá trị dưới 1 triệu thì hạch toán hết vào chi phí.

Ghi chú: Các trường hợp mua CCDC chuyển thẳng vào sử dụng chỉ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ hay thương mại; các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng cần thiết thông qua nhập và xuất kho CCDC.

2) Xuất dùng

Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi: Nợ TK 142, Có 153

Ghi chú: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng.

3) Quản lý danh mục CCDC & xác định phương pháp phân bổ

Kế toán CCDC phải lập danh mục CCDC, khai báo các thông tin như: số kỳ phân bổ, tài khoản phân bổ, tính chất chi phí, phòng ban quản lý,…

Ghi chú: Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà thôi, chứ không phát sinh bút toán.

4) Phân bổ CCDC

Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3 mà chúng ta sinh bút toán phân bổ chi phí, bút toán đó là:

Nợ TK 627/641/642, Có TK 142

Nguồn: tuhocketoanonline tổng hợp